Hình thành và phát triển
Tại miền Bắc, trên quốc lộ số 5, ở khoảng 18 cây số cách tỉnh lỵ Hải Dương,
nhìn về hướng nam người ta nhận thấy một ngôi Thánh đường vĩ đại với ba ngọn
tháp cao vút in trên nền trời. Đó chính là làng Tráng Liệt hay Kẻ Sặt thuộc phủ
Bình Giang, Tỉnh Hải Dương.
Kẻ Sặt miền Bắc rộng trên 4oo mẫu ta nằm trên bờ một con sông mang tên Kẻ
Sặt từ 100 đến 300m, nước chảy điều hòa. Con song này xuôi về nam gặp sông
Luộc, ngược lên bắc gặp sông Đuống dài 70km. Xung quanh là những cánh đồng phì
nhiêu với những con đê cao, những lũy tre xanh làm thành vành đai phòng thủ
kiên cố. Tứ phía đều có đường giao thông thủy bộ rất tiện lợi, tạo cho Kẻ Sặt
có một cảnh phồn thịnh về kinh tế và thương mại với 3 ngôi chợ, chợ chính gọi
là chợ Sặt rất quan trọng vì thiết lập ngay bên sông “ Trên bến dưới thuyền”.
Cùng với dòng chảy của lịch sử đất nước, lịch sử Kẻ Sặt cũng trải qua biết
bao thăng trầm cùng đất nước.
Làng Sặt được hình thành từ hậu bán thế kỷ thứ 16. Trên 400 năm lịch sử,
làng Kẻ Sặt đã có từ khi các Thừa Sai người Âu đến truyền bá Phúc Âm ( 1953 đời
Lê Trang Tông)
-1626 Làng Tráng Liệt được
hình thành và là trụ sở chính để truyền bá Phúc Âm của cả xứ Đông.
1630 Giáo xứ Tráng Liệt Bình được thành lập nhận Đức Mẹ Mân Côi làm Bổn
mạng. Thánh đường thứ nhất được xây cất ở khu Thượng.
-1695 Tráng Liệt trở thành giáo xứ toàn tòng,dân số vào khoảng 1000.
-1712 Chúa Trịnh Cương cấm đạo, Làng Tráng Liệt bị đốt ra tro, ngôi Thánh
đường mới tu sửa may mắn thoát nạn.
-1721 Chúa Trịnh Cương cấm đạo lần nữa, Tráng Liệt bị bổ vây và cướp phá,
150 giáo dân bị giết và bị chôn vùi chung một ngôi mộ ghi chữ “giặc DaTô”, đến
năm 1924 đã được cải táng đưa về chôn cất tại cánh đồng Bùi. Ông Luca Thu (60
tuổi) phải đầy đi La Phù (Quảng yên) và chết rũ tù ở đó, Ông là đấng Tử Đạo
tiên khởi của Giáo xứ.
-1861 Thời bách hại của Vua Tự Đức, Tráng Liệt và các làng Công Giáo khác
phải bị phân tán sát nhập với các làng bên lương, gọi là Phân Sáp, cũng do từ
Phân sáp này mà năm 1884 khi các Thừa sai Tây Ban Nha trở lại, thấy làng “Phân
sáp”này sầm uất như Kẻ chợ (Thành phố) nên muốn đặt tên là “Kẻ sáp” nhưng vì
phát âm sai thành ra Kẻ sặt, từ đó Tráng Liệt Bình có tên mới là Làng Kẻ Sặt.
-03/05/1870 Trận bão lớn làm Thánh đường hư hỏng nặng.
-1872 Dời Thánh đường về trung tâm làng.
-1883 Xây dựng Tiểu Chủng viện, Đại chủng viện và trường Thày Giảng.
-1900 Họp Công Đồng Bắc Việt gọi là Công Đồng Kẻ Sặt (năm 2000 tổ chức lễ
mừng năm Thánh 2000 và kỷ niệm 100 năm Công Đồng Kẻ Sặt, một phái đoàn trên 400
người ở Kẻ Sặt Miền Nam về tham dự).
-1927 Thánh đường được tu sửa mở rộng với kích thước chiều dài 120m, rộng
24m,cao 25m, Tháp giữa cao hơn 75m,với 5 quả chuông lớn, tiếng ngân vang xa
10km, hai tháp bên cao 50m.
Năm 1953 dân số Kẻ Sặt khoảng 10.000 người với 2500 nóc
nhà, chưa kể những người nhập tịch tại khu thương mại, gồm từ các nơi cả Hoa
kiều. Dân Sặt được mô tả là rất cần cù, khéo chân tay, đa số sống bằng nông nghiệp,
nông sản chính là lúa gạo, rau đậu và thuốc lào Sặt rất được ưa chuộng, chả giò
Sặt rất thơm ngon,bánh đa Sặt nổi tiếng và rất có giá trị để làm quà biếu, các
nghề thủ công rất đa dạng như nghề đan lát,may cắt, kim hoàn, đúc rèn, đắp
tượng, nung gạch ngói…
Giáo xứ Kẻ Sặt là một xứ Đạo lớn nhất Hải Phòng với đặc
tính toàn tòng, đạo đức, nhiệt thành và sầm uất, ngôi Thánh đường được xây cất
ở khu Thượng hồi giữa thế kỷ XVII, đã được dời về vị trí trung tâm làng hiện
nay từ năm 1872, và được kiến thiết bằng vật liệu nặng. Năm 1927, ngôi Thánh
đường được tu sửa và mở rộng thêm, và xây dựng thêm rất nhiều cơ sở tôn giáo.
Đặc biệt, Kẻ Sặt đã đóng góp cho Giáo Hội 26 vị Anh hùng Tử đạo, trên 100 Linh
Mục (trong đó có Đan viện phụ Chu Công và Giám Mục Vũ Văn Thiên hiện là Giám
Mục Giáo Phận Hải Phòng) chưa kể rất nhiều Tu sĩ nam nữ.
Địa dư và tổ chức Làng.
Tráng Liệt thuộc Tổng Thị Tranh, Huyện Năng An,Phủ Bình
Giang , Tỉnh Hải Hưng, Đông giáp làng Châu Khê, Tây giáp làng Phúc Bố, Nam giáp
làng Thị Tranh, Bắc giáp làng Vĩnh Lại.
Tổ chức Làng Xã được chia thành Họ và lập 5 Giáp: Tráng,
Hưng, Thọ, Phú, Cường, con số hiện nay là 27 Giáp. Làng có 4 Khu là Khu Thượng,
Khu Trung, Khu Hạ và Khu Tư (gọi là Khu An Quý,2007 đươc nâng
lên thành Giáo xứ An Quý), và các họ An Quû,Thủy Cơ, Phúc Càu, Bối Tượng. dưới mỗi khu còn có các ngõ:




Sau Khu và Ngõ còn có các Giáp. Kẻ Sặt có 27 Giáp: Tráng
Nguyên, Hưng Nhượng, Thọ Thuận, Thọ Ninh, Thọ Thượng, Phú Thứ, Phú Giáo, Phú
Cường, Cường Trung, Cường Thái, Cường Hòa,An Thành, An Phú, Phú Cường Thượng,
Hưng An, Lộc Mỹ, Thọ Hành, Thọ Hòa, Phú Tráng, Phú Lộc, Phú Thọ, Cường Bản,
Cường Hữu, Cường Đại, Cường Thượng, Liệt Thị, An Nghĩa.
Sau biến cố 20-07-1954 chia đôi đất nước, một số di cư
vào Nam, đa số đến cây số 8, thành lập Giáo xứ Kẻ Sặt 1 tại Hố Nai Biên Hòa
(nay là Phường Tân Biên, Tp Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai). Kẻ Sặt 2 tại cây số 6
(nay là Giáo xứ Hòa Hiệp, Phường Hố Nai 1, Tp BH-ĐN), một số ở cây số 7 (Gx Bắc
Hải) tập trung ở Đền Thánh Vicentê, ngoài ra còn ở tại Bình An, Xóm Mới, Cái
Sắn, Ban Mê Thuật, Nha Trang, Lạc Lâm…
Về phương diện Tôn giáo, Kẻ Sặt 1 Miền Nam là một giáo xứ
lớn thuộc Địa Phận Xuân Lộc. Ngôi Thánh Đường được xây cất từ ngày di cư, sau
nhiều lần tu sửa đã được thay thế bằng ngôi Thánh đường mới, nguy nga hơn, công
việc xây cất khởi sự 11-02-1973 và Khánh thành vào ngày 19-12-1974.
Công trình kiến trúc theo kiểu Á Đông tân tiến, mặt tiền
Thánh đường xây theo kiểu tam quan có 3 ngọn tháp, kiểu mái cong, lợp ngói men
xanh với những đường nét đơn giản. Kích thước chiều dài 72m,rộng 22m, cao 18m,
Tháp giữa cao 40m, 2ngọn tháp bên cao 28m.
Kẻ Sặt 1 ở miền Nam quê hương mới vẫn được coi là gốc
Làng.
Về Tổ chức vẫn còn giữ nhiều phong tục của Sặt Bắc, với
27 Giáp tồn tại của các dòng họ chuyên về tang chế, còn tổ chức thành các xóm
hoạt động xã hội và tôn giáo.





Dân số Kẻ Sặt hiện tại 2007 là
6366 người hiện đang sinh sống trong làng.
Ngành phát triển chính là thương mại, chợ Sặt là một
trung tâm thương mại lớn, là chợ sỉ và lẻ buôn bán từ Nam ra Bắc, vì nằm trên
trục lộ giao thông Bắc Nam , buôn bán rất đa dạng ngoài ra ngành sản xuất cũng
phát triển như Miến, Bún, Mì, Bánh mì, các loại bột…riêng ngành xây dựng tập
trung nhiều các nhà thầu ,nghề sắt, nhôm rất phát triển và có uy tín…
Trên đà phát triển cùng đất nước, văn hóa cũng rất quan
trọng, những lớp khuyến học và những lễ phát thưởng cho các cháu đạt thành tích
trong học tập. Nhiều cháu đã là những Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Kiến trúc sư,
Bác sĩ, Dược sĩ, Cử nhân…và rất nhiều sinh viên đang theo học tại rất nhiều các
trường đại học trong nước cũng như ở nước ngoài.
Sau 30-04-1975, nhiều người Sặt đã đi ra nước ngoài sinh
sống, nhưng dẫu đi đâu, ở đâu, người dân Sặt vẫn hướng về quê Mẹ với những trăn
trở, đã hình thành nhiều hội Ái Hữu Kẻ Sặt hải ngoại để gắn bó sự đoàn kết và
có những hoạt động giúp về quê Mẹ.
-11-10-1994 Xây dựng nhà Giáo Lý Văn Hóa, khánh thành
ngày 10-10-1995.
-07-10-2004 Khởi công xây dựng hai tượng đài Đức Mẹ La
Vang và Thánh cả Giuse.
-17-12-2004 Đức Cha Vũ Văn Thiên Giám Mục Hải Phòng làm
phép và khánh thành hai tượng đài Đức
Mẹ La Vang và Thánh Cả Giuse tại khuôn viên nhà Xứ.
Năm 2005 kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo xứ Kẻ Sặt Miền
Nam.
Năm 2010 Thay
tôn mái Thánh Đường.
Nâm 2011 Thay
thế trần nhôm cho toàn trần Thánh Đường.
Kẻ Sặt , do đất đai hạn chế nên đã phát triển ra các Làng
chung quanh và nhiều địa phương trên cả nước, nhưng khi có người qua đời , gia
đình họ hàng đa số vẫn đưa về an nghỉ tại quê nhà Kẻ Sặt thân yêu.
___________________________________________________________________________
Tổng hợp từ: -“Nghĩ về quê hương Tráng Liệt Bình”
Vi Sơn xb 1973-“26 Anh Hùng Tử Đạo Kẻ Sặt” Chu Văn Nghiệp xb 1974-“Lịch sử đại
cương Kẻ Sặt” Kim Nam-“Làng Kẻ Sặt.Com” 2007 những bài của soạn giả Vi Sơn- tài
liệu tham khảo của Hội Ái hữu Kẻ Sặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét